Kể từ khi đội tuyển Đức bắt đầu gây tiếng vang với lối chơi tấn công, ban bật kỹ thuật tại World Cup 2010, đấy cũng là ngày bị đặt câu hỏi về tinh thần Đức. Thay thế cho một lớp vỏ xù xì, xấu xí nhưng lì lợm là một Đức bóng bẩy, đẹp từ con người đến lối chơi, nhưng không còn biết lội ngược dòng nữa. Hãy cùng 79king phân tích kĩ hơn trong bài viết dưới đây.
Giai đoạn bạc nhược
Thất bại trước Italia tại EURO 2012, bị loại tại bán kết EURO 2016, và xuống đáy khi bị loại từ vòng bảng World Cup 2018. Tất cả đều gắn liền với hình ảnh yếu thế của Đức trước các đối thủ. Tuy nhiên, 2 trận đấu gần nhất mới là điển hình cho việc yếu bóng vía của đội tuyển Đức. Thứ nhất là chuyện bị đội tuyển Anh đá văng tại EURO 2020, điều mà những tiền bối Juergen Klinsmann, Matthias Sammer, Franz Beckenbauer, Karl-Heinz Rummenigge hay Lothar Matthaeus không bao giờ để xảy ra.
Thứ hai là chuyện bị Nhật Bản lội ngược dòng 3 hôm trước. Làm sao một đội tuyển 4 lần vô địch thế giới và nổi tiếng với việc lội ngược dòng, lại bị ép sân, và thua ngược. Đức hoảng hốt, mất tinh thần và chẳng ai nghĩ có thể san bằng tỷ số 2-2. Mà oái ăm khi đây là một đối thủ châu Á, và càng đau khổ hơn khi 2 kỳ World Cup liên tiếp, Đức bị các đại diện châu Á đánh bại, trước đó là thất bại 0-2 trước Hàn Quốc ở World Cup 2018.
Đấy không chỉ là những thất bại thông thường, đấy là cả một sự sỉ nhục.
Và nếu đêm nay, Đức bị Tây Ban Nha đánh bại, bị loại từ vòng bảng thì đó là một điều không còn bất ngờ nữa (4 năm trước họ cũng “đăng xuất” từ vòng bảng mà). Nhưng sẽ là điều đáng tiếc khi Đức mang qua đất Qatar một đội hình đầy rẫy ngôi sao từ Joshua Kimmich, Jamal Musiala, Leon Goretzka, Thomas Muller, Serge Gnabry, Kai Havertz hay Antonio Rudiger. Những cái tên kể ra không chỉ có sức trẻ mà còn kinh nghiệm chinh chiến, chẳng lạ lùng gì sức ép. Bởi vì Đức lạc lối thứ tinh thần đã hun đúc nên “Cỗ xe tăng.” Mất đi thứ tinh thần đặc biệt của các bậc tiền bối đó, Đức mong manh và không tạo ra sự yên tâm cho người hâm mộ.
Tìm lại chính mình
Thời đại thay đổi, con người thay đổi, chúng ta cũng chẳng có cơ sở gì để oán trách Đức trong cuộc cách mạng mới của họ. Về hình ảnh, họ tạo ra nhiều ngôi sao hơn. Về thành công, họ cũng đã có chức vô địch World Cup 2014. Việc tinh thần Đức bị hao mòn thì cũng đã nói đi nói lại cho chán suốt 12 năm qua.
Rõ ràng có cơ sở để phải nói, có lý do vì sao mà 3 kỳ World Cup, 3 kỳ Euro gần nhất, đều phải nhắc đến với tiếng thở dài. Bởi vì trong nghịch cảnh, họ cần thứ tinh thần này. Tuy nhiên, với die Mannschaft thì suốt 12 năm qua trước nghịch cảnh lại chỉ toàn trồi sụt, toàn thất bại và không thể hiện được. Do đó trước trận gặp Tây Ban Nha mà “tinh thần Đức” không được khơi gợi thì họ chắc chắn phải chia tay vòng bảng năm nay. Và thật sự cũng chỉ có tinh thần Đức mới là thứ vũ khí quan trọng nhất, chứ không phải là sự tự tin của các cầu thủ Bayern Munich trong lòng Đức trước các cầu thủ Barcelona trong lòng Tây Ban Nha.yellowpage