Hiện nay có khá nhiều dòng nón khác nhau phù hợp cho từng sở thích của các bạn. Trong đó dòng mũ nón bảo hiểm fullface là một trong trong những lựa chọn tốt nhất, an toàn nhất bởi khả năng bảo vệ vùng đầu rất tốt, chống va đập và độ bền cao.

Mũ bảo hiểm fullface là gì?

Khác với loại mũ bảo hiểm che nửa đầu mà nhiều người thường hay đội, mũ bảo hiểm fullface có hình dạng và cấu tạo phủ kín phần đầu, nghĩa là bao gồm cả vùng mặt và cằm. Loại mũ này luôn có một khe hở phía trong vành đai trước mũi và mắt với một tấm che mặt bằng nhựa trong suốt hoặc có màu, có thể xoay lên xuống tùy ý. 

Cấu tạo mũ bảo hiểm fullface giúp bảo vệ người sử dụng hiệu quả

Cấu tạo cơ bản của một chiếc nón bảo hiểm fullface theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ gồm 5 bộ phận: lớp vỏ, lớp EPS, lớp lót trong cùng, mặt kính và hệ thống đai, đinh tán, khớp xoay. sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết từng bộ phận này nhé!

1. Lớp vỏ bảo vệ của nón fullface

Khi xảy ra va chạm, lớp vỏ bảo vệ sẽ chịu lực va đập và ma sát từ bên ngoài mạnh nhất. Lớp vỏ này được làm từ các vật liệu siêu bền với độ cứng cao. Các nhà sản xuất mũ bảo hiểm nổi tiếng như thường sử dụng vật liệu nhựa đúc Polycarbonate thay vì Composite kém an toàn. Ngoài ra, lớp vỏ của nón fullface còn là nơi thể hiện những ý tưởng thiết kế hoa văn, màu sắc độc đáo… giúp người dùng có nhiều lựa chọn tùy theo sở thích của mình.

2. Lớp lót EPS giảm chấn

Đây là lớp vỏ thứ hai và cũng là thành phần giữ vai trò quan trọng nhất của một chiếc mũ bảo hiểm cả đầu. Nhiều người gọi lớp lót này là lót EPS do nó thường được sản xuất từ Polystyrene (EPS).

Phần lót EPS của nón fullface có tác dụng làm chậm và hấp thụ gần như hoàn toàn lực tác động của vụ va chạm. Từ đó giúp bảo vệ phần đầu của bạn, hạn chế các chấn thương nhất là chấn thương sọ não.

Khi bị xảy ra va chạm, cho dù lớp vỏ bên ngoài không có biểu hiện hư hại nào nhưng lớp lót EPS bên trong đã hấp thụ lực va chạm và có thể bị biến dạng. Lớp lót giảm chấn này không có khả năng phục hồi như ban đầu nên sau tai nạn, bạn nên thay thế nhé.

3. Lớp lót trong cùng

Nón bảo hiểm fullface có một lớp nằm trong cùng được gọi là lớp lót “tiện nghi” vì nó sẽ tạo cảm giác êm ái cho đầu của bạn khi đội mũ. Một chiếc nón fullface tốt sẽ có lớp lót đủ mềm mại và vừa vặn với đầu, giúp bạn không cảm thấy khó chịu mỗi khi sử dụng.

4. Kính che mặt của mũ bảo hiểm fullface

Đây là bộ phận quan trọng giúp bảo vệ mặt bạn trước gió, bụi,… đảm bảo một tầm nhìn tốt cho bạn khi trời mưa. Bên cạnh đó, kính che mặt còn có tác dụng cản bụi bặm, đất đá, côn trùng không gây tổn thương cho mắt và da mặt.

Các hãng sản xuất nón bảo hiểm fullface đều chế tạo kính che từ nhựa Polycarbonate mà không phải là thủy tinh vì nó bền, nhẹ và có khả năng chịu lực tác động cao hơn. Bộ phận này có thể kéo lên, kéo xuống được nên bạn sẽ linh động hơn khi sử dụng.

5. Các khớp nối, đinh tán và dây quai

Dây quai đeo là bộ phận giúp cố định chiếc nón fullface vào đầu của bạn. Việc cài dây quai đúng cách sẽ tạo sự thoải mái và giúp nón bảo hiểm bảo vệ được đầu của bạn khi có tai nạn. Còn hệ thống khớp nối, đinh tán có tác dụng liên kết các thành phần của chiếc nón bảo hiểm lại với nhau.

Đặc điểm của nón fullface thu hút người dùng nhất chính là khả năng bảo vệ toàn diện. Nó có thể bảo vệ nguyên phần đầu của người đội: từ hộp sọ, trán, thái dương, mặt, cằm cho đến sau ót.

Những lý do khác bạn nên đội mũ bảo hiểm cả đầu fullface:

– Giúp bảo vệ mắt và mặt bạn khỏi những con côn trùng đang bay vì khi đang chạy xe, bạn có thể phải xuyên thẳng qua một đàn muỗi mắt, đàn ong hay bất cứ con côn trùng đang bay nào.

– Các loại mũ bảo hiểm nguyên đầu giúp cản gió, không cho gió, thậm chí là mưa, tuyết táp vào mặt.

– Giúp người đội lại xe tự tin hơn, giảm bớt những lo lắng khi chạy nhanh, chạy đường dài.

Một chiếc mũ bảo hiểm fullface là món đồ mà bất kỳ biker chân chính nào cũng không thể thiếu. Nếu bạn là một biker mà không biết nên tìm kiếm ở đâu thì Bigbike sẽ giúp bạn. Chúng tôi tự hào là đơn vị đã được cấp phép kinh doanh chuyên cung cấp đồ dùng biker chất lượng tại Việt Nam.